Nguyên nhân và các dạng khuyết tật và tỷ lệ Người_khuyết_tật

Nick Vujicic, một người khuyết tật bẩm sinh, không có tứ chi

Về cơ bản, các mối quan hệ khuyết tật có thể được tạm chia thành các lĩnh vực sau:

  • Khuyết tật thân thể, tứ chi, khuyết tật vận động
  • Suy giảm các giác quan: (mù, điếc, khiếm thính, khiếm thị, không nhận được mùi vị)
  • Khuyết tật về nói (câm, líu lưỡi), đọc (thiểu năng đọc)
  • Khiếm khuyết về khả năng học hỏi, luyện tập
  • Khuyết tật tâm lý (tâm thần), bại não
  • Thiểu năng trí tuệ, tự kỷ

Liên quan đến các nguyên nhân gây ra khuyết tật, có thể phân biệt giữa:

  • Khuyết tật mắc phải khi phát triển
- Kết quả từ chu kỳ sinh (trong khi sinh)- Bệnh- Tổn thất, thương tích, ví dụ: bị bạo hành (bạo lực), tai nạn, chấn thương chiến tranh- Thông qua lão hóa
  • Khuyết tật bẩm sinh
- Do di truyền hoặc nhiễm sắc thể- Tổn thất khi sinh (trong chu kỳ mang thai của người mẹ), bất thường bẩm sinh

Tỷ lệ

Về tỷ lệ người khuyết tật, các con số đưa ra rất khác nhau và đa dạng, nguyên nhân là vì, có khá nhiều các tổ chức đánh giá, của chính phủ cũng như phi chính phủ...quan trọng hơn các tiêu chí khác nhau đã ảnh hưởng quyết định đến kết quả. Thống kê trên thế giới có khoảng 10% người khuyết tật tương đương với 650 triệu người (khảo sát năm 2007)[12]. Ở Việt Nam theo thống kê của tổng cục thống kê về Báo cáo điều tra quốc gia về người khuyết tật năm 2016 hiện có 6,2 triệu người khuyết tật từ 2 tuổi trở lên chiếm 7,09% dân số [13].

Tỷ lệ tương đương của các nước trên thế giới là:

Quốc giaTỉ lệ dân số khuyết tậtNăm thống kê
New Zealand20%1996
Úc20%2000
Zambia13,1%2006
Thụy Điển12,1%1988
Nicaragua10,3%2003
Mỹ19,4%2000
Việt Nam7,09%2016

Tại Việt Nam

Dựa trên Bảng phân loại Quốc tế về chức năng, khuyết tật và sức khỏe (International Classification of Functioning, Disability and Health-ICF) của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), từ năm 2006 Tổng cục Thống kê Việt Nam đã tiến hành khảo sát, họ sử dụng một số câu hỏi về khuyết tật theo phương pháp đánh giá chức năng. Mỗi thành viên từ 5 tuổi trở lên của hộ gia đình được phỏng vấn 6 câu hỏi để đánh giá thực hiện các chức năng cơ bản của con người là: nghe, nhìn, vận động, nhận thức, khả năng ghi nhớ/tập trung, tự chăm sóc bản thân, và chức năng giao tiếp. Người trả lời tự đánh giá việc thực hiện các chức năng đó dựa trên 4 mức phân loại sau: (1) Không khó khăn; (2) Khó khăn; (3) Rất khó khăn; và (4) Không thể thực hiện được. Trong tài liệu này, nếu một người có phương án trả lời là (2), (3) hoặc (4) khi thực hiện bất kỳ chức năng nào trong sáu chức năng nói trên sẽ được coi là khuyết tật.[14]

Theo cách phân loại trên, tỷ lệ người khuyết tật chung cả nước Việt Nam vào năm 2006 là 15,3%. Vùng có tỷ lệ khuyết tật cao nhất là Đông Nam Bộ, thấp nhất là Tây Bắc. Tỷ lệ người khuyết tật khu vực thành thị cao hơn khu vực nông thôn (17,8% so với 14,4%).[14]

Tỷ lệ người khuyết tật nữ cao hơn nam (16,58% so với 13,69%) lý do được đưa ra là nhóm dân số nữ cao tuổi chiếm tỷ trọng cao hơn nhiều so với nhóm dân số cao tuổi là nam giới[14].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Người_khuyết_tật http://drdvietnam.com/en/news/116103/vi http://drdvietnam.com/en/news/116420/vi http://drdvietnam.com/en/news/120319/vi http://drdvietnam.com/en/news/120321/vi http://www.phatviet.com/dichthuat/luantang/ntpgttl... http://www.webmd.com/mental-health/mental-health-b... http://zencomp.com/greatwisdom/uni/u-tinhoa/130tin... http://www.ada.gov/cguide.htm http://www.os.hhs.gov/ocr/civilrights/resources/fa... http://www.who.int/topics/disabilities/en/